Tìm hiểu về cảm biến tiệm cận

Sensor hay còn có nghĩa là bộ cảm ứng, chính là thành phần cơ bản của một bộ hệ thống điều khiển. Có nhiều loại cảm biến khác nhau như: cảm biến tiệm cận, cảm biến quang, cảm biến hồng ngoại, cảm biến laze

Cảm biến tiệm cận

Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẽ với các bạn về cảm biến tiệm cận hay còn được gọi với cái tên là công tắc tiệm cận, có tên tiếng Anh là Proximity sensors. Cảm biến hoạt động khi có vật ở gần bộ cảm biến và khoảng cách chỉ vài mm.

Đây là dòng cảm biến có độ vận hành an toàn và đáng tin cậy ngay cả khi sử dụng trong môi trường khắc nhiệt như là môi trường dầu mỡ hoặc là môi trường ngoài trời,… Cảm biến tiệm cận thường được đặt ở vị trí cuối của chi tiết máy và là tín hiệu đầu ra của dòng cảm biến khởi động những chức năng khác của máy.

Cảm biến tiệm cận 2

Có hai loại cảm biến tiệm cận chính được sử dụng trong công nghiệp đó chính là:

  • Cảm biến cảm ứng từ: có công dụng phát hiện những vật bằng cách đó là tạo ra một trường điện từ, và nó chỉ phát hiện được nếu vật là kim loại.
  • Cảm biến điện dung: Có công dụng đó chính là phát hiện các vật bằng cách tạo ra một trường điện dung tĩnh điện, và loại này có thể phát hiện bất cứ vật nào quanh nó.

Những lợi ích chính của việc dùng cảm biến tiệm cận trong công nghiệp đó chính là:

  • Dễ dàng trong việc vận hành và cài đặt cực đơn giản.
  • Có giá thành hấp dẫn ( và giá thành của nó rẻ hơn so với dùng cảm biến quang điện)

Cảm biến tiệm cận được thiết kế theo hai chế độ hoạt động khác nhau là thường mở có ký hiệu là NO và thường đóng có ký hiệu là NC, chúng có nhiệm vụ mô tả tình trạng có tín hiệu phần đầu ra của cảm biến sau khi chúng có hoặc là không phát hiện được vật.

  • Thường mở ký hiệu là NO có tín hiệu cao khi mà chúng phát hiện ra vật ( Tín hiệu cao được hiểu là tín hiệu được xuất ra để tác động hoặc điều khiển thiết bị khác. Nó có tín hiệu + với loại PNP hoặc tín hiệu – với loại NPN. Khi không có vật thì chúng  phát tín hiệu thấp.(Không đưa ra tín hiệu).
  • Thường đóng hay còn được ký hiệu là NC, ngược lại với NO khi không có vật thì chúng phát tín hiệu cao, còn khi phát hiện ra vật thì chúng phát tín hiệu thấp.

Khi sử dụng cảm biến tiệm cận thì cần chú ý rằng cả hai kiểu NO và NC được dùng cho cả hai loại cảm biến là cảm biến cảm ứng và cảm biến điện dung ( Và mỗi loại NO hoặc NC lại được chia thành 2 loại là tín hiệu NPN hay tín hiệu PNP ). Vì thế nó rất được dùng nhiều trong sản xuất công nghiệp… Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Kim Hưng Phú chuyên cung cấp các loại cảm biến tiệm cận của các hang nổi tiếng như: Autonics, Omron, Diel, Eaton, Sunx…

Để biết thêm thông tin về sản phẩm vui lòng truy cập website http://kimhungphu.vn/ hoặc liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0977 233 388 hoặc 04 6253 3388 để được tư vấn và giải đáp thông tin miễn phí. Hân hạnh được phục vụ bạn! 

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI KIM HƯNG PHÚ
Địa chỉ: Số 26, ngõ 54 Kim Ngưu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 6253 3388
Email: buikhai1983@gmail.com - kimhungphu@gmail.com
Hotline: 0906137987 - 0962837810
Website: http://kimhungphu.vn/ - http://kimhungphu.com.vn/
Mã số thuế: 0105319202

Viết bình luận