-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tìm hiểu về cảm biến quang sử dụng trong công nghiệp
- 10/01/2018
- Bùi Văn Khải
- 0 Nhận xét
Khác với cảm biến tiệm cận, cảm biến điện quang là một thiết bị cảm biến có thể nhận biết được tất cả mọi vật trừ những vật trong suốt giống thủy tinh.
So với cảm biến tiệm cận thì nó có thể nhận biết được những vật ở xa với khoảng cách tối đa là 10m, và so với cảm biến siêu câm thì nó có thể nhận biết được những vật có trong môi trường chân không. Bộ phận điều khiển của cảm biến quang bao gồm nguồn sáng, và phần thu để nhận ánh sáng do bên phát ra kết hợp với mạch so sánh và khuếch đại tín hiệu. Loại cảm biến này sử dụng ánh sáng hồng ngoại và nó được chia thành 3 loại cảm biến chính. Cùng chúng tôi tìm hiểu về 3 loại cảm biến này trong bài sau đây nhé.
>> Thru- beam
Cảm biến quang loại này bao gồm hai đầu riêng biệt và được gắn ở hai phía đối diện với nhau và đầu phát ra sẽ phát ra một chum tia hội tụ thông qua một thấu kính và hướng tới phía bên thu.
Cảm biến loại này được ứng dụng nhiều ở những nơi công cộng như là bãi đỗ xe hay là bảo tàng,… nhằm mục đích phát hiện sự di chuyển của vật, hoặc là giúp phát hiện sự di chuyển của vật nằm trên băng tải và khoảng cách tối đa nó có thể nhận biết được vật cản lên tới 100m.
>> Diffuse reflective
Cảm biến quang loại này được xem là cảm biến tiệm cận có phần phát và phần thu được đặt ở trên cùng của một khối. Ánh sáng được phát ra sẽ đập vào vật và nó sẽ phản xạ lại ánh sáng kiểu khuếch tán. Nếu như trạng thái ngõ thu nhận được đủ lượng ánh sáng phản xạ cần thiết thì nó sẽ tác động. Còn nếu như trạng thái ngõ không tác động nghĩa là vật cẩn không có ánh sáng phản xạ hoặc là phần thu không nhận được đủ lượng ánh sáng cần thiết để phẩn xạ. Và khoảng cách tối đa mà cảm biến quang loại này nhận ra được vật cản thì khoảng 1m.
>> Retro- reflective
Đối với cảm biến quang loại này thì nó có phần phát và phần thu được đặt chung ở cùng một vỏ tương tự như cảm biến quang diffuse reflective, nhưng nguyên lý hoạt động của nó lại tương tự như cảm biến quang thru- beam. Ánh sáng từ phần phát ra được chiếu thẳng tới gương phản xạ và ánh sáng phản xạ sẽ đi về phần thu. Khi được một vật che đường sáng thì ngõ ra của cảm biến loại này sẽ tác động còn ngược lại nếu như không có vật che cho đường sáng thì ngõ ra của cảm biến sẽ không được tác động vào. Và khoảng cách tối đa mà cảm biến quang loại này có thể nhận ra được vật cản sẽ là 10m.
Viết bình luận