Kiểm định thiết bị điện là gì? Quy định kiểm định thiết bị điện ra sao

Thiết bị điện là những thiết bị không thể thiếu tại bất kỳ ngành nghề, vị trí nào, từ hộ ra đình đến trường học và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Vì thế mà chúng ta cần phải liên tục kiểm định các thiết bị điện để đánh giá mức độ an toàn của đó để đảm bảo tính mạng con người.

Thế nào là kiểm định thiết bị điện

Kiểm định thiết bị điện là gì? Đó là sử dụng các biện pháp kiểm soát về đo lường do một tổ chức hoặc một các nhân thực hiện để kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá phân tích thiết bị theo một tiêu chuẩn thí nghiệm thiết bị điện nhất định để đánh giá tình trạng an toàn máy móc thiết bị điện theo tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật.

Việc kiểm định thiết bị điện tại trường học, gia đình là điều vô cùng cần thiết để làm giảm nguy cơ cháy nổ, chập, an toàn cho tính mạng người sử dụng thiết bị. Các thiết bị điện cần phải có người được đào tạo chuyên sâu, có hiểu biết về mọi kiến thức của ngành điện, thiết bị điện cùng với các thiết bị kiểm tra phù hợp.

Kiểm định các thiết bị điện tại phòng thí nghiệm của Trung tâm An toàn mỏ

Kiểm định các thiết bị điện tại phòng thí nghiệm của Trung tâm An toàn mỏ

Tiêu chuẩn kiểm định thiết bị điện

Theo thông tư 33 về kiểm định thiết bị điện chính xác là thông tư 33/2015/TT-BCT của Bộ công thương ngày 27/10/2015 và một số nghị định khác như Nghị định 14/2014/NĐ-CP, nghị định số 95/2012/NĐ-CP…cùng với tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5699-1:2010 (IEC 60335-1:2010) về thiết bị điện…

Theo quy định về kiểm định thiết bị điện thì người kiểm định cần phải gắn thẻ những thiết bị đã được kiểm tra và ghi lại các kết quả kiểm tra trong suốt tuổi thọ của thiết bị điện.

Cần kiểm định các loại thiết bị điện nào?

Danh mục các thiết bị bắt buộc kiểm định bao gồm:

  • Tất cả các thiết bị được thiết kế để cắm vào nguồn điện.
  • Tất cả các thiết bị đầu ra xách tay hoặc bảng điện.
  • Tất cả các dây dẫn, dây truyền tải được kết nối trong môi trường lam việc có nguy cơ cháy nổ cao hay có liên quan đến hóa chất như phòng thí nghiệm.
  • Kiểm định máy biến áp, biến thế.
  • Bộ sạc pin.
  • Dụng cụ cầm tay.

Lưu ý: Khi kiểm định thiết bị công nghiệp hoặc kiểm tra thiết bị điện lắp cố định và được nối trực tiếp vào tường thì cần chú ý  ngắt nguồn điện bởi rất có thể bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị điện giật khi một tay chạm vào thiết bị, một tay chạm đất cùng lúc như các thiết bị nhẹ được treo trừ trần.

Bao lâu thì cần kiểm định thiết bị điện?

Theo tiêu chuẩn TCVN thì mỗi dây điện cần kiểm định 2 năm một lần nếu trong điều kiện giáo dục thông thường. Kiểm tra mỗi năm 1 lần nếu các dây điện được sử dụng trong trường học nếu vẫn dùng với hiệu suất và môi trường bình thường bỗng dưng bị uốn cong có thể do tiếp xúc với điều kiện ẩm, nhiệt, độ rung, thiệt hại do bụi bặm, cho hóa chất…

Việc gắn thẻ các danh mục thiết bị điện phải kiểm định ngay sau khi đã được kiểm định an toàn là việc làm hết sức cần thiết. Trên thẻ phải bao gồm các thông tin như ngày kiểm tra, người kiểm tra và kết quả kiểm tra.

Chi phí cho kiểm định thiết bị điện

Nếu bạn đang có ý định thuê kiểm định thiết bị điện thì có thể thuê các đơn vị kiểm định thiết bị điện theo mục hoặc theo tỷ lệ giờ. Sẽ giúp bạn có thể kiểm soát đơn giá kiểm định thiết bị điện bằng cách chi sẻ chi phí này cùng với các trường khác.

Chính vì việc kiểm định thiết bị điện là vô cùng quan trọng, cho nên bạn cần tìm đến các công ty, cơ sở, trung tâm kiểm định thiết bị điện được cấp phép kiểm định thiết bị điện để có kết quả kiểm định chính xác và nhanh nhất.

Kiểm định máy CT-Scaner - Trung tâm kiểm định thiết bị điện Vinacontrol

Kiểm định máy CT-Scaner - Trung tâm kiểm định thiết bị điện Vinacontrol

Giới thiệu quy trình kiểm tra thiết bị điện, dụng cụ điện do Bộ công thương ban hành

  • Kiểm tra hồ sơ, lý lịch, tài liệu có liên quan đến thiết bị
  • Kiểm tra bên ngoài;
  • Đo điện trở cách điện;
  • Đo điện trở các cuộn đây;
  • Kiểm tra độ bền của điện môi;
  • Đo điện trở tiếp xúc;
  • Đo dòng điện rò;
  • Đo các thông số đóng cắt thiết bị;
  • Kiểm tra hoạt động của các cơ cấu an toàn, Các bộ phận có chức năng bảo vệ như bộ điều tốc, phanh hãm;

Xử lý kết quả kiểm định.

Nếu kiểm tra đạt yêu cầu thì dán tem và cấp giấy chứng nhận kiểm định. Nếu còn một số vấn đề chưa đạt thì kiến nghị cơ sở khắc phục và sẽ kiểm tra lại sau khi hoàn tất việc sửa chữa.

Chu kỳ trong quy trình kiểm định các thiết bị điện

  • Kiểm định lần đầu: Trước khi đưa thiết bị, dụng cụ vào sử dụng
  • Kiểm định định kỳ: Kiểm định trong quá trình sử dụng và sau khi hết thời hạn kiểm định lần trước
  • Kiểm định bất thường: Kiểm định theo yêu cầu của đơn vị sử dụng thiết bị, khi thiết bị gặp sự cố và đã khắc phục xong hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Viết bình luận